Lượt xem: 2088

Phát huy vai trò người có uy tín trong việc thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, là nguồn sức mạnh to lớn làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Kế thừa và phát huy tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng chăm bồi khối đại đoàn kết toàn dân tộc – là cơ sở để xây dựng và phát triển đất nước đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với Sóc Trăng, một tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống thì việc phát huy vai trò của những người có uy tín là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả để giữ vững và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc của tỉnh nhà.

 


Các đại biểu dự Hội nghị tổng kết công tác vận động và phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh H.Lan

 

    Người có uy tín được Đảng ta xem là lực lượng quần chúng đặc biệt, là lực lượng cầu nối để gắn kết ý Đảng lòng dân, là những tấm gương để người dân ở cơ sở vững tin theo Đảng. Sóc Trăng là một tỉnh có đông đồng bào dân tộc cùng cộng cư lâu dài, trong đó có 3 dân tộc chiếm đa số là Kinh, Hoa và Khmer. Trong thời gian qua, tỉnh rất chú trọng đến việc chăm lo, bồi dưỡngvà phát huy vai trò của người có uy tín, đặc biệt là người có uy tín trong đồng bào dân thiểu số làm nồng cốt vận động toàn dân chung sức xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

    Xác định rõ vai trò, vị trí của người có uy tín và tầm quan trọng của công tác vận động người có uy tín trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã luôn quan tâm củng cố, kiện toàn, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer theo Chỉ thị 06/2008/CT-TTg, ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong thời gian qua, một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer đã xảy ra một số vụ việc gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương. Các thế lực thù địch âm mưu, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc bằng nhiều hình thức: (i) Thường xuyên gửi tiền cho một số sư sãi, thành viên Ban quản trị, phật tử một số chùa Phật giáo Nam tông Khmer dưới hình thức trá hình như tài trợ xây dựng chùa, làm từ thiện, hỗ trợ cho cá nhân sư sãi, phật tử… để mua chuộc, lôi kéo và hoạt động theo ý đồ xấu; (ii) Chỉ đạo tuyên truyền, kích động các vị tăng sinh, sư sãi trẻ tiến hành gây rối, chống đối giáo hội và chính quyền để khiêu khích, tạo cớ bị xử lý nhằm vu cáo, xuyên tạc chính quyền; (iii) Chỉ đạo một số sư sãi bên trong cung cấp thông tin, trả lời phỏng vấn xuyên tạc, thổi phồng các sự kiện đang diễn ra trong nước trên các báo, đài phản động, trên mạng Internet; (iv) Bọn cầm đầu tổ chức phản động ở nước ngoài chỉ đạo tuyên truyền, khuyếch trương thanh thế; gây nghi ngờ chủ trương của Đảng, chính sách tôn giáo và dân tộc của Nhà nước, xuyên tạc quan hệ của Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước và các vị chức sắc, sư sãi với chính quyền; kích động số sư sãi trẻ, không tuân thủ giáo luật, gây chia rẽ và cô lập Ban Quản trị, lôi kéo một số phật tử nghe theo luận điệu của kẻ xấu…

    Thời gian qua, những người có uy tín tỉnh Sóc Trăng đã phát huy tốt vai trò của trong việc giải quyết những điểm nóng, những vụ việc lôi kéo, kích động trong vùng đồng bào; qua đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các vị sư sãi, đồng bào phật tử dân tộc Khmer trong bổn chùa thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn và chống lại các âm mưu lợi dụng tôn giáo, dân tộc, xuyên tạc Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

    Trong bối cảnh tình hình mới hiện nay đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là những vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo cũng như tình đoàn kết của các dân tộc anh em trong xây dựng và phát triển đất nước, do đó cần thiết phải tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín, cụ thể:

    Thứ nhất, tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành về tầm quan trọng của đội ngũ những người có uy tín ở cơ sở; xây dựng kế hoạch chăm lo, động viên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những người uy tín có thành tích tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất, vận động đồng bào tham gia thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự ở địa phương.

    Thứ hai, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng kinh tế còn khó khăn, đây là một trong những giải pháp quan trọng để giúp cho người có uy tín thực hiện tốt vai trò của mình ở cơ sở.

    Thứ ba, quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp, kịp thời cập nhật thông tin chính thống cho những người có uy tín, giúp họ cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, tạo điều kiện để người có uy tín phát huy tốt vai trò tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    Thứ tư, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực công tác, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở; quan tâm phân công, bố trí cán bộ có năng lực, trình độ, hiểu biết về phong tục tập quán, về tín ngưỡng, tôn giáo, nhất là hiểu tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc, phong cách gần gũi, gắn bó, tận tâm với nhiệm vụ, có kinh nghiệm tin cậy để làm công tác vận động, hỗ trợ và phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc.

ThS. Nguyễn Thị Thuý Hằng



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 52
  • Hôm nay: 1573
  • Trong tuần: 68,893
  • Tất cả: 11,853,082